Trước cách mạng tháng 8/1945 nơi đây gồm cư dân xã Khúc Phụ và làng Bằng Trì thuộc Tổng Ngọc Chuế.
1. Giai đoạn 1945 – 1954:
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Khúc Phụ được chia lại thành 5 khu (thôn mới) gồm: Khu Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Giang, Bắc Sơn và Phú Xuân. Riêng làng Bằng Trì được đổi tên là Xuân Phụ
Năm 1946, sau bầu cử Quốc Hội khóa I; các đơn vị hành chính xã được tổ chức. Tổng Ngọc Chuế giải thể, chia thành 6 xã gồm: Trường Sơn, Ngọc Lĩnh, Kim Hà (thuộc nữa tổng phía Bắc) và Hưng Đạo, Thanh Khê, Đông Phụ (thuộc nữa tổng phía Nam). Ở xã 5 khu mới của Khúc Phụ thuộc xã Đông Phụ còn Xuân Phụ thuộc xã Thanh Khê
Năm 1947 tiến hành kháng chiến chống Pháp xâm lược, 6 xã của Tổng Ngọc Chuế được tháp nhập thành 2 xã lớn là Hoằng Yến (nữa tổng trên) và Hoằng Thanh (nữa tổng dưới). Cả 2 xã Đông Phụ và Thanh Khê thuộc xã Hoằng Thanh. Chi bộ Đảng lúc này sinh hoạt tại tại Hoằng Thanh gọi là chi bộ Phan Thanh. Các đồng chí của địa phương được bầu giữ chức vụ bí thư chi bộ là Lê Đình Tái và Lê Huy Đỗ
Về chính trị: Dưới sự cai quản của bộ máy chính quyền ở mỗi làng đều có lý trưởng, hội đồng kỳ Hào, kỳ mục.
Về kinh tế: Đời sống nhân dân khổ cực ruộng đất, tư liệu sản xuất hầu như tập trung trong tay địa chủ, phú nông.
Về quân sự, công an:
Quân sự: Tổ chức từng thôn. Mỗi thôn có một đội tự vệ cứu quốc, được trang bị vũ khí thô sơ và các quân tư trang như xà cột, túi rết, mũ ca lô…Mỗi thôn có một điếm canh phân công trực ngày đêm. Tại bờ biển có đội tự vệ nòng cốt trực giữ chốt
Đời sống văn hoá xã hội: lúc này chưa có trường học, trạm xá. Nhân dân tới 80% số người không biết chữ.
Thực hiện chủ trương lời kêu gọi của Bác Hồ về giệt giặc đói, giặc dốt. Phong trào bình dân học vụ đã khơi dậy khắp toàn dân thực hiện người người đi học để biết chữ. Ban bình dân học vụ của xã hình thành do ông Lê Đình Tái phụ trách.
2. Giai đoạn 1954 – 1965
Tháng 6/1954 chủ trương chia xã theo đơn vị hành chính. Tổng Ngọc Chuế từ 3 xã lại chia thành 8 xã. Xã Hoằng Phụ bây giờ là một xã với tên gọi ủy ban kháng chiến xã Hoằng Phụ gồm 5 thôn là Xuân Phụ, Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Giang và Bắc Sơn (riêng Phú Xuân cắt về xã Hoằng Đông) và một chi bộ lấy tên là chi bộ Hoằng Phụ do đ/c Trương Văn Cương làm bí thư. Ông Lê Văn Độ làm chủ tịch UBHC.
* Về kinh tế: Phát động nhân dân sản xuất, tiết kiệm để hàn gắn lại chiến tranh đưa năng suất lên cao, đời sống nhân dân bước đầu ổn định, phục hồi được hậu quả nạn đói và đóng góp phục vụ cho kháng chiến.
Đến năm1960 có 6 HTX nông nghiệp và 4 HTX Ngư nghiệp được thành lập:
- Các HTX nông nghiệp gồm: HTX Cờ Đỏ HTX (do ông Lê Huy Đỗ làm chủ nhiệm); HTX Hồng Kỳ ở Bắc Sơn do ông Cao Văn Ngơ làm chủ nhiệm; HTX Hùng Cường do ông Nguyễn Văn Nậu làm chủ nhiệm; HTX Sao Vàng do ông Trương Văn Thặn làm chủ nhiệm; HTX Tháng Mười do ông Trương Văn Hán làm chủ nhiệm và HTX Xuân Phụ do ông Phạm Bá Tể làm chủ nhiệm. Quy tụ hơn 80% nông dân tham gia, tập trung thau chua rửa mặn để cấy lúa 2 vụ/năm; chăn nuôi phát động mỗi hộ nuôi từ 1-2 con; HTX nuôi ít nhất 100 con, trọng lượng xuất chuồng từ 50kg hơi trở lên
- Các HTX ngư nghiệp gồm: HTX Tiền Phong do ông Phùng Văn Thiêu làm chủ nhiệm; HTX Trung Sơn do ông Nguyễn Văn Cương làm chủ nhiệm; HTX Quyết Tâm do ông Cao Văn Thơi làm chủ nhiệm và HTX Trung Thành do ông Phạm Văn Huê làm chủ nhiệm. Sản lượng đánh bắt hàng năm từ 300-500kg.
* Văn hóa, giáo dục, y tế:
- Văn hóa: Đã cải tạo, xóa bỏ dần những phong tục, tập quán hủ tục lạc hậu, phong kiến trọng nam khinh nữ. Văn hóa tinh thần trong nhân dân đã cải thiện. Hệ thống thông tin từ huyện về từng hộ gia đình phát triển nhanh chóng nên các chủ trương đường lối chính sách của Đảng được thông tin tới người dân.
- Giáo dục: Phong trào giáo dục đã có bước phát triển nhảy vọt, toàn xã có gần 20 lớp học với hàng ngàn học sinh. Năm học 1962 – 1963 xã đã có các lớp cấp 2, học sinh của cả hai cấp học học chung. Hiệu trưởng cấp 1 là thầy Bùi Biên (Bình Định), Hiệu trưởng cấp 2 lúc này là thầy Lê Viết Luân (Hoằng Quang)
- Y tế: Năm 1960 xã đã xây dựng được một trạm y tế có cán bộ chuyên trách từ 3 người do bà Trương Thị Trưng (Hồng Kỳ) làm trạm trưởng kết hợp cả đông tây y để chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
* Quốc phòng – An ninh: Các thôn xóm đều có trong đội dân quân kết hợp với lực lượng công an tuần tra canh gác bảo vệ an ninh trật tự trong thôn xóm.
* Về Chính trị: Khi chia tách xã, Chi bộ đảng xã nhà được thành lập có 77 đảng viên, sinh hoạt tại 5 tổ đảng theo địa dư liên xóm. Bí thư chi bộ đảng lần lượt gồm:
Năm 1954-1955 do đồng chí Trương Văn Cương (Sao Vàng) làm bí thư.
Năm 1955-1956 do đồng chí Trương Văn Cẩn (Hồng Kỳ) làm bí thư.
Tháng 06/1956-10/1956 đồng chí Phạm Văn Huê (Bắc Sơn) làm bí thư.
Tháng 10/1956 -5/191957 do đồng chí Trương Ngọc Thử (Hồng Kỳ) làm bí thư.
Tháng 5/1957-10/1957 do đồng chí Đàm Bằng Ly (Xuân Phụ) làm bí thư.
Tháng 10/1957-1964 do đồng chí Chu Phạm Ngọc Lĩnh (Xuân Phụ) làm bí thư Đảng Bộ (Bí thư Đảng bộ từ 1961-1964)
Năm 1964-1965 do đồng chí Phùng Văn Thiêu (Bắc Sơn) làm bí thư Đảng bộ.
Năm 1955 ủy ban kháng chiến xã đổi tên thành ủy ban hành chính xã Hoằng Phụ. Năm 1961 chi bộ Đảng xã Hoằng Phụ mới chuyển thành đảng bộ xã. Chủ tịch UBHC xã gồm:
Tháng 6/1954-1956 do ông Lê Văn Độ (Hồng Kỳ) làm chủ tịch.
Tháng 2/1956-7/1956 do ông Trương Văn Nhân (Tháng Mười) làm chủ tịch.
Tháng 8/1956-1958 do ông Cao Văn Thơi (Hợp Tân) làm chủ tịch.
Tháng 11/1958-4/1959 do ông Lê Văn Hựu (Hồng Kỳ) làm chủ tịch.
Tháng 5/1959-1/1960 do ông Lê Huy Đỗ (Hồng Kỳ) làm chủ tịch.
Tháng 2/1960-1962 do ông Nguyễn Văn Phú (Hợp Tân) làm chủ tịch.
Năm 1962-1964 do ông Phạm Bá Nhung (Xuân Phụ) làm chủ tịch.
Năm 1964-1965 do ông Trương Xuân Kỷ (Hồng Kỳ) làm chủ tịch.
3. Giai đoạn 1965 – 1975:
* Về kinh tế: Đã có bước phát triển vượt bậc; năng suất lúa của thời kỳ này được tăng lên từ 2,4 tấn/ha/vụ năm 1964 lên 3,5 tấn/ha/vụ năm 1975 đạt gần 600 tấn/năm; sản lượng thủy sản khai thác đạt từ 350-400 tấn/năm; chăn nuôi tổng đàn lợn xuất chuồng đạt trên 1000 con/năm
* Văn hóa , giáo dục, y tế:
- Văn hóa: Thực hiện nếp sống văn minh theo nếp sống mới. Năm 1974 các đám cưới tổ chức tại văn phòng ủy ban xã với tinh thần gọn nhẹ, tiết kiệm, không tổ chức ăn uống linh đình; các đám tang giảm bớt việc cúng bái tế lễ, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan.
- Giáo dục: Trong thời kỳ này ngành giáo dục đã được phát triển mạnh cả xã có hàng ngàn học sinh với gần 30 lớp học, từ lớp 1- lớp 7 cả 2 cấp học có trên 1.500 học sinh
- Y tế: Đội ngũ y tế có 5 người trong đó có 2 y sỹ, 1 hộ sinh và 2 y tá trạm trưởng là Trương Phú Thọ làm trạm trưởng.
Từ năm 1973 đến năm 1975 đồng chí Phạm Bá Nhung làm bí thư, ông Cao Đình Chót làm chủ tịch
4. Giai đoạn 1975 – 1986:
* Về kinh tế: Sau chiến tranh sản xuất ngông nghiệp gặp vô vàn khó khăn: ruộng đất một số bị bỏ hoang, thiếu sức kéo, thiếu vật tư phân bón…vậy nên kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với quyết tâm không ngừng sản xuất; các HTX nông nghiệp đã tập trung lãnh đạo sản xuất, làm phân xanh để khôi phục màu cho đất, năng xuất đạt 4-4,5 tấn/vụ; 2 HTX Xuân Phụ và Hồng Kỳ đã khai phá thêm được 40 ha đất ven biển, ven sông đưa vào nuôi trồng thủy sản. chăn nuôi phát triển mạnh đến năm 1975 tổng đàn lợn toàn xã đạt hơn 1.300 con, trọng lượng xuất chuồng trên 60kg/con trở lên; về khai thác đã thành lập 7 HTX khái thác thu hút 90% lao9 động ngư nghiệp tham gia, đã bắt đầu lắp máy công suất từ 12-33CV và có 33 tàu tham gia khai thác hàng năm đạt từ 450-500 tấn hải sản các loại.
* Về văn hóa, giáo dục, y tế, QP – AN:
- Văn hóa: Thực hiện nếp sống văn minh theo nếp sống mới tiếp tục được duy trì. Đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân được nâng lên. Xã có đội văn nghệ hơn gần 20 người vừa làm công tác văn nghệ vừa kẻ vẽ khẩu hiệu tuyên truyền.
- Giáo dục: Hệ thống giáo dục trong xã đã được phát triển lên một bước mới. Toàn xã có 13 lớp mẫu giáo ở 7 thôn cho các cháu trong độ tuổi học. Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo được xây dựng kiên cố bằng gạch ngói, có đủ chỗ học hành cho các cháu .
Hệ thống giáo dục phổ thông được phát triển, toàn xã mỗi năm có 18 lớp cấp I và 10 lớp cấp II lớp với tổng số học sinh trên 1.500 em. Các thầy Phạm Đình Thiện phụ trách cả cấp I và cấp II, sau đến thầy Phùng Văn Sử làm hiệu trưởng. Mỗi năm có từ 25 – 30 thầy, cô giáo ở các nơi về giảng dạy do giáo viên tại địa phương ít. Xã đã được đầu tư xây dựng thêm phòng học đủ chỗ cho học sinh cấp I, cấp II học 3 ca trong ngày.
- Y tế: Mạng lưới y tế được đảm bảo, các đội sản xuất đã có vệ sinh viên, hàng năm Trạm y tế tổ chức tiêm chủng mở rộng cho các cháu trong độ tuổi đạt trên 90%.
* Công tác Đảng: Từ 1975 – 1986 Đại hội Đảng bộ 5 lần, mỗi lần đại hội đầu BCH từ 11 – 13đ/c.
Từ tháng 5/1975 – 6/1987 do đồng chí Phạm Bá Nghị làm Bí thư
Ông Cao Đình Chót làm Chủ tịch từ 1974-1980
Từ 1981-1983 ông Bùi Xuân Cầm làm Chủ tịch
Từ 1983-1985 do ông Bùi Văn Viên làm Chủ tịch
5. Giai đoạn 1986 – 2000:
* Về kinh tế: Mặt trận sản xuất nông nghiệp thời kỳ này là chủ đạo đã được BCH Đảng bộ quan tâm lãnh đạo thống nhất đổi mới tư duy kinh tế tập trung hành động chỉ đạo. Những năm 1987 – 1993 ngành nuôi trồng thủy sản phát triển vượt bậc đem lại giá trị cao, được các đồng chí lãnh đạo Trung ương về thăm như đồng chí Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên…khai thác được triển khai nhanh chóng tàu có công suất từ 33-45CV được đầu tư khai thác hàng năm đạt gần 1.000 tấn thủy sản. Năng suất lúa bình quân thời kỳ này 52 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt từ 750-800 tấn/năm; chăn nuôi phát triển mạnh nhất là đàn gia cầm hàng năm đạt từ 15.000-18.000 con
* Văn hóa, giáo dục, y tế:
- Văn hóa: Phong tục tập quán lễ tết được phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao được duy trì.
- Về giáo dục : Hệ thống giáo dục cấp xã đã có 3 nhà trường được mở rộng quy mô trường lớp được đầu tư; hiện nay sĩ số học sinh luôn duy trì trên 2.800 cháu trở lên với 64 lớp nhưng vẫn còn thiếu đối phòng học ở mầm non
Trường Mầm Non: Ngành học có tên gọi là Mầm Non, gồmcó 16 lớp ở 7 địa điểm thôn .
Trường Tiểu học: Được tách ra từ trường PTCS mang tên trường Tiểu học Hoằng Phụ. Chất lượng đào tạo của nhà trường ngày một cao hơn. Hàng năm có nhiều em đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Tuy nhiên cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu của học sinh tiểu học, phải học 3 ca/ngày, sĩ số luôn duy trì từ 1.500-1.800 học sinh (từ 1995-2001)
Trường THCS: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học thiếu thốn nhưng trường vẫn duy trì được sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn.
- Về Y tế cũng được quan tâm, trạm y tế có tủ thuốc, giường bệnh đáp ứng cơ bản khám chửa bệnh ban đầu cho nhân dân.
* Về chính trị: Các nhiệm kỳ đại hội đã ổn định 5 năm 1 kỳ; chính quyền được xây dựng theo quy định của luật tổ chức HĐND xã; các chức vụ Bí thư đảng bộ và Chủ tịch UBND được bầu giai đoạn này gồm:
Các đồng chí bí thư đảng bộ
Từ tháng 6/1987-8/1993 do đồng chí Phùng Văn Muôn làm bí thư Đảng bộ
Từ tháng 8/1993-8/2000 do đồng chí Nguyễn Hãu Khởi làm bí thư đảng bộ
Các đồng chí làm chủ tịch UBND xã
Tháng 1/1986-5/1987 ông Lữ Kim Thao làm chủ tịch.
Tháng 6/1987-11/1989 ông Nguyễn Huy Cận làm chủ tịch.
Tháng 11/1989-11/1999 ông Cao Quốc Sự làm chủ tịch
6. Giai đoạn 2000 đến nay:
* Về kinh tế: §Èy m¹nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu c©y trång theo híng s¶n xuÊt hµng hãa. Tríc hÕt chuyÓn ®æi m¹nh mÏ c¬ cÊu c©y trång mïa vô, ®Èy m¹nh th©m canh t¨ng vô, t¨ng hÖ sè sö dông ®Êt, ph¸t triÓn m¹nh nghÒ tiÓu thñ c«ng nghiÖp t¹o viÖc lµm cho ngêi lao ®éng, ph¸t huy nguån lùc trong nh©n d©n, lîi thÕ tiÒm n¨ng ®Êt ®ai ®Çu t x©y dùng kÕt cÊu h¹ tÇng cë së.
*VÒ Văn hóa, giáo dục, y tế :
- Văn hóa: C¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸ ®îc duy tr× vµ cã bíc ph¸t triÓn míi. Phong trµo x©y dùng ®êi sèng VH ë khu d©n c ®îc thùc hiÖn tèt.
C¸c th«n ®Òu cã nhµ VH th«n ®îc x©y dùng khang trang. §Õn nay cã 7/7 th«n ®· khai tr¬ng x©y dùng lµng VH, cã 5/7 th«n ®· ®îc c«ng nhËn danh hiÖu lµng v¨n ho¸.
- Giáo dục:
ChÊt lîng gi¸o dôc đại trà và mòi nhän tại 03 nhà trường và con em trong xã ®îc ®Çu t vµ ph¸t triÓn cao h¬n. Sè häc sinh thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh và ®Ëu vµo c¸c trêng §¹i häc , Cao ®ẳng, TH chuyªn nghiÖp tăng lên. Hàng Năm xã có từ 30 đến 35 em đậu vào các trường đại học.
- Y tế: C«ng t¸c y tÕ d©n sè vµ KÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh ngµy ®îc chó träng, tr¹m y tÕ cã ®éi ngò nhiÖt t×nh v÷ng vµng vÒ chuyªn m«n m¹ng líi y tÕ xuèng ®Õn các th«n trong toµn x·
* Quốc phòng – An ninh: Luôn giữ vững an ninh chính trị an toàn xã hội, công tác giáo dục pháp luật được chú trọng. hàng năm đều hoàn thành công tác giao quân theo quy định.
* Về chính trị: Đảng bộ hiện nay có 210 đồng chí đảng viên đang sinh hoạt; công tác chăm lo bồi dưỡng phát triển đảng viên hàng năm đều được quan tâm; công tác bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên được chú trọng. Đảng bộ đang tập trung lãnh đạo xây dựng để xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 6/2019, nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ xã.
Các đồng chí bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã gồm:
Các đồng chí bí thư đảng bộ
- Từ năm 2000-2005 do đồng chí Cao Quốc Sự làm bí thư Đảng bộ
- Từ năm 2005-2015 do đồng chí Nguyễn Xuân Liễu làm bí thư đảng bộ
- Từ Năm 2015 đến nay do đồng chí Trương Văn Hiền làm bí thư đảng bộ
Các đồng chí Chủ tịch UBND xã
- Từ năm 2001-2010 do đồng chí Nguyễn Tất Thành làm chủ tịch
- Từ tháng 8/2010-6/2014 do đồng chí Nguyễn Văn Dũng làm chủ tịch
- Từ tháng 7/2014 đến nay do đồng chí Nguyễn Thanh Bình làm chủ tịch.
- Phiếu xin lỗi bà Nguyễn Thị Kim Anh thôn Xuân Phụ
- Thư xin lỗi ông Vũ Ngọc Khôi thôn Bắc Sơn
- Thư xin lỗi bà Nguyễn Thị lan, thôn Bắc Sơn về chậm giải quyết TTHC
- Thư xin lỗi ông Nguyễn Văn Bắc, thôn Sao vàng trong giải quyết TTHC để quá hạn
- Thư xin lỗi ông Chu Hữu Hùng thôn Xuân Phụ để hồ sơ giải quyết quá hạn